Người Việt Nam cùng một số nước khác đến làm việc tại Nhật Bản dưới dạng đi xuất khẩu lao động theo pháp luật của Nhật Bản được gọi là tu nghiệp sinh và thực tập sinh. Hiện nay, phổ biến nhất vẫn là visa thực tập sinh, vì theo chương trình này thì người lao động có thể được hưởng lương cơ bản từ tháng thứ hai.
Chế độ tu nghiệp sinh và thực tập sinh được chính phủ Nhật Bản sáng lập với mục đính đưa người nước ngoài sang đất nước Nhật Bản học hỏi kinh nghiệm khoa học kỹ thuật, kỹ năng của Nhật Bản đem về truyền bá và phục vụ đất nước, học hỏi đa ngành nghề, được phát triển dưới dạng chế độ tu nghiệp dành cho người nước ngoài, giao lưu quốc tế và cống hiến quốc tế.
Website: https://www.OTIT.or.jp/
Các cơ quan liên quan như: Công ty tiếp nhận, hiệp hội tiếp nhận, công ty xuất khẩu lao động các nước và các sở ban ngành Nhật Bản gồm: sở pháp vụ, sở ngoại giao, sở lao động, sở kinh tế, sở giao thông…Trong các sở liên ngành kết hợp và thiết lập nên cơ quan tổ chức hiệp lực pháp nhân tu nghiệp quốc tế có tên là OTIT trực tiếp chỉ đạo và điều hành.
Cơ quan OTIT trực tiếp chỉ đạo thực hành chế độ tu nghiệp sinh và thực tập sinh, hội thảo và trao đổi giải quyết các vấn đề lien quan. Khi xảy ra việc lien quan đến nhân quyền hay việc nhập quốc, tư cách lưu trú đều được hỗ trợ từ hiệp hội OTIT.
1. Mục đích chế độ
Chương trình gửi và nhận tu nghiệp sinh Việt Nam sang tu nghiệp tại các công ty Nhật Bản là nhằm mục đích tiếp thu kiến thức, khoa học kỹ thuật công nghệ cao của Nhật Bản. Sau khi về nước sẽ thực hiện chuyển giao kỹ thuật khoa học công nghệ cho đất nước, góp phần thúc đẩy phát triển đất nước. Ngoài ta cũng là cầu nối nhằm mục đích tăng cường hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau giữa Việt Nam và Nhật Bản.
2. Thời gian tu nghiệp
Thời hạn tu nghiệp kỹ thuật tại Nhật Bản là một năm, sau đó sẽ thi kỹ năng tại Nhật Bản. Dựa theo kết quả thi kỹ năng và công nhận của công ty tiếp nhận, nghiệp đoàn tiếp nhận cũng như hiệp hội quốc tế OTIT đánh giá thì sẽ được gia hạn tiếp năm tiếp theo
(Mỗi lần gia hạn không quá một năm.)
Xem thêm: 8 thay đổi về điều kiện đi xuất khẩu lao động Nhật Bản năm 2018
3. Thời hạn cư trú.
Sau khi nhận được kết quả kỳ thi đạt kết quả tốt và sự đồng ý của cơ quan phái cử Việt Nam, công ty tiếp nhận Nhật Bản, nghiệp đoàn tiếp nhận Nhật Bản cùng với sự đánh giá và nhận xét của tổ chức hợp tác quốc tế OTIT thì tu nghiệp sinh sẽ chuyển sang giai đoạn thực hành kỹ thuật và những thực tập sinh này sẽ được gia hạn năm tiếp theo, tổng số thời gian ở Nhật Bản không quá 3 năm.
4. Phương thức và kế hoạch tu nghiệp.
Sẽ được tiến hành theo kế hoạch tu nghiệp do công ty tiếp nhận Nhật Bản đặt ra. Chương trình tu nghiệp tại Nhật Bản bao gồm phần tu nghiệp phi kỹ thuật và tu nghiệp kỹ thuật, việc phân chia tỷ lệ thời gian sẽ tuân thủ theo luật pháp Nhật Bản.
Nghiệp đoàn tiếp nhận Nhật Bản sẽ thực hiện một phần của chương trình tu nghiệp phi kỹ thuật còn công ty tiếp nhận tu nghiệp sinh sẽ thực hiện một phần tu nghiệp phi kỹ thuật và chương trình tu nghiệp kỹ thuật.
5. Quyền lợi của tu nghiệp sinh Nhật Bản.
Theo quy đinh của điều 24 luật lao động Nhật Bản, trong thời gian tu nghiệp công ty tiếp nhận sẽ trả trực tiếp cho tu nghiệp sinh tiền trợ cấp tu nghiệp hàng tháng vào một ngày quy định trong tháng tiền trợ cấp để tu nghiệp sinh duy trì mức sống như một công dân Nhật bình thường.
Trong trường hợp phát sinh chi phí đi lại vì công việc trong Nhật Bản thì tu nghiệp sinh sẽ được trả một khoản bằng chi phí đi lại ngoài số tiền trợ cấp đó.
Trong thời gian tu nghiệp phía công ty tiếp nhận hoặc hiệp hội tiếp nhận phải có trách nhiệm cung cấp miễn phí cho tu nghiệp sinh chổ ở, thiết bị phục vụ cuộc sống thông thường, nơi ở phải đảm bảo sức khỏe và phù hợp với điều kiện khí hậu .Trong trường hợp tu nghiệp sinh tự nấu ăn thì công ty tiếp nhận hoặc hiệp hội tiếp nhận phải cho mượn miễn phí các thiết bị cho tu nghiệp sinh các dụng cụ thiết yếu cho cuộc sống.
6. Trợ cấp tu nghiệp
Công ty tiếp nhận phải chi trả tiền trợ cấp hàng tháng cho mỗi tu nghiệp sinh là 64,000Yên / tháng (bao gồm cả tiền ăn).
Tu nghiệp sinh được chu cấp phần tiền học phí để học tiếng nhật trong thời học giáo dục định hướng trước khi xuất cảnh.
Thời gian tu nghiệp 1 tuần làm trong vòng 40 giờ, một ngày làm việc 8 tiếng.
Ngày nghỉ của tu nghiệp sinh tuân theo chế độ nghỉ của công ty tiếp nhận, sẽ được nghỉ một ngày trong tuần, không nhất định là ngày chủ nhật.
Năm thứ nhất được hiệp hội tiếp nhận tham gia đóng bảo hiểm tu nghiệp để phục vụ cho khi gặp sự cố,khi đau ốm bệnh tật.
Năm thứ hai trở đi thì công ty tiếp nhận sẽ đóng nộp bảo hiểm xã hội tương đương với một xã viên của công ty.
Xem ngay: Quy định về thời gian làm việc tại Nhật Bản – Những điều thực tập sinh cần biết
7. Trách nhiệm của tu nghiệp sinh
Trong quá trình tu nghiệp tại Nhật Bản, tu nghiệp sinh phải thực hiện các nghĩa vụ sau:
– Tu nghiệp sinh phải tham gia chương trình tu nghiệp một cách nghiêm túc theo kế hoạch tu nghiệp, không được tự rời bỏ công ty tiếp nhận, trộm cắp, làm trái pháp luật.
– Sau khi về nước tu nghiệp sinh phải quay lại nơi làm việc cũ, đem những kiến thức đã học hỏi tại Nhật Bản góp phần vào sự nghiệp phát triển đất nước.
– Trong thời gian Tu nghiệp, không được phép gọi gia đình, người thân, sang sống cùng .
– Trong thời gian tu nghiệp tu nghiệp sinh không được phép về nước.
– Trong thời hạn tu nghiệp tại Nhật Bản, tu nghiệp sinh không được phép tham gia các hoạt động chính trị, tôn giáo hoặc lấy vợ lấy chồng hay các hoạt động kinh tế khác.
– Trong thời gian tu nghiệp tu nghiệp sinh không được vi phạm các điều luật Nhật Bản, những quy định của nghiệp đoàn và công ty tiếp nhận.
– Sau khi kết thúc chương trình tu nghiệp tại Nhật Bản tu nghiệp sinh phải trở về nước đúng thời hạn.